Ong là một loài côn trùng có tính đoàn kết rất cao, mỗi đàn ong dao động từ khoảng 20.000 đến 50.000 con. Chúng thường làm tổ trên cành cây, bụi rậm, góc tường,… thậm chí là trong những tổ do bàn tay con người tạo ra để nuôi. Thức ăn của chúng rất đa dạng, gồm: mật hoa, nhựa các loại trái cây, nước bọt ấu trùng,… Trong một tổ ong thường có ong chúa, nhiệm vụ của ong chúa là sinh sản, mỗi ngày nó có thể sinh được 1500 quả. Chi tiết về đặc điểm của loài ong sẽ được giới thiệu ngay dưới đây.
Mục Lục
Giới thiệu chung về loài ong
Ong có tên khoa học là Anthophila là loài côn trùng có tập tính xã hội rất cao; tương tự như kiến và mối. Chúng có thể sống đơn lẻ hoặc tập hợp theo đàn; để xây dựng cho mình một vương quốc với mỗi đàn sẽ có ong chúa, ong thợ và ong non… Mỗi con sẽ nhận một nhiệm vụ riêng biệt để xây dựng “vương quốc” của chúng ngày càng lớn mạnh.
Tổ tiên của loài ong là ong bắp cày thuộc họ Crabronidae; thức ăn ban đầu của chúng là các loài côn trùng. Ong hiện nay có nhiều loài khác nhau, mỗi loài có một tập tính khác nhau. Có những loại được con người nuôi để khai thác kinh tế; tuy nhiên cũng có một số loài lại rất nguy hiểm cho con người.
Nguồn thức ăn của loài ong khá đa dạng: Mật hoa, nhựa cây, trái cây, nước bọt ấu trùng… Nhiều loài còn ăn côn trùng như sâu, nhện, bướm, dế để duy trì sự sống.

Tập tính của loài ong
Thường tập hợp thành đàn để phát triển mang tập tính xã hội khá cao; trong một đàn ong có khoảng 25.000 – 50.000 con, chúng sinh sống trong các tổ trên cây, kẻ đá,, bụi rậm; hay thậm chí là trong tổ cải tiến do con người tạo ra.
Một đàn ong được phân chia nhiều chức vụ khác nhau; để cùng nhau phối hợp làm nhiệm vụ xây dựng và phát triển tổ. Trong một đàn ong các thành phần không thể thiếu bao gồm: Ong chúa, ong thợ và ong đực.
Ong chúa
Trong 1 đàn ong, ong chúa là con cái duy nhất trong đàn; và mỗi đàn cũng chỉ có duy nhất 1 con ong chúa. Con ong chúa thực hiện nhiệm vụ duy nhất là sinh sản để sản sinh ra nhiều lứa ong thợ, ong đực. Loài ong chúa chỉ giao phối từ 1 – 2 lần trong đời và sẽ lưu trữ tinh trùng của ong đực trong một khu vực đặc biệt; để có thể duy trì đẻ trứng trong suốt quãng đời của chúng. Ngoài ra, ong chúa còn có trách nhiệm tổ chức và thúc đẩy quá trình làm việc của ong thợ; để hoàn thành công việc của một tổ ong.
Ong thợ
Thường là những con ong cái nhưng kém phát triển về cơ quan sinh sản; sẽ giúp ong chúa thực hiện hầu hết các công việc của tổ ong. Nhiệm vụ của ong thợ là bảo vệ tổ, xây dựng tổ, chăm sóc ong chúa và cho ong non ăn, điều chỉnh nhiệt độ tổ ong. Ngoài ra, nhiệm vụ lưu giữ, thu thập mật hoa; phấn hoa và nước cũng là nhiệm vụ của ong thợ. Chúng còn có nhiệm vụ nhai mật hoa và biến mật hoa thành mật ong; thông qua enzym sẵn có trong cơ thể chúng.
Ong đực
Loài ong đực không có vòi nên chúng không thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ gì trong tổ ngoài việc giao phối với ong chúa để sinh sản.
Hình thức sinh sản

Giai đoạn của ong gồm giai đoạn: Trứng -> ấu trùng -> nhộng -> ong
Khi giao phối con ong đực sẽ chết, ong đực khi thụ thai cho ong chúa sẽ bị mất bộ phân giao phối; bộ phận này sẽ được chuyển vào cơ thể ong chúa. Đây là một biện pháp rất khác lạ giúp ngăn chặn các đợt giao phối khác. Nếu như ong chúa giao phối với con ong đực tiếp theo thì con chúa sẽ bỏ cơ quan sinh sản của ong đực trước và tiếp tục thụ thai.
Trứng ong rất nhỏ, màu trắng và có hình như trái lê. Sau 3 ngày trứng sẽ nở ra, mỗi ngày ong chúa sẽ đẻ 1 lần. Sau khi đẻ ong chúa sẽ bay đi ra ngoài hoang dã khoảng 1 tuần; nó sẽ giao phối với 15 con ong đực trước 3 ngày khi về tổ để chuẩn bị đẻ trứng. Khi cần một ong chúa mới; sẽ chọn một ấu trùng khỏe mạnh vừa mới nở và cho ấu trùng ăn sữa chúa, loại thức ăn đặc biệt. Loại sữa này giúp ấu trùng phát triển nhanh chóng để trở thành một ong chúa mới.
Một tổ ong luôn có những quân đội ong thợ thường xuyên xanh chừng cẩn thận. Loài ong sẽ trở nên hung dữ nếu như tổ của chúng bị đe dọa hay bị tấn công. Chúng sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai dám động vào tổ của nó. Những chú ong sẽ tiết ra một chất hóa học để cảnh báo tới những con ong khác; để chúng bay ra tổ ứng chiến với kẻ thù.