Thế giới có hàng triệu, hàng ngàn các loài động vật khác nhau. Mỗi loài đều có những đặc điểm, tính cách, hình thức sinh sản khác nhau. Trong đó, loài nhện là động vật ăn thịt côn trùng lớn nhất trên thế giới mà nhiều người không biết đến. Chúng thuộc nhóm ngành chân khớp, là động vật không có xương sống như một số loài khác. Sở dĩ nhện ít biết đến bởi chúng khá hiền lành, ít nổi bật nên nhiều người không quan tâm. Vậy loài nhện có những đặc điểm tính cách ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kiến thức về nhện nhé.
Mục Lục
Đặc điểm nhận dạng loài nhện
Nhện không phải là côn trùng. Chúng là nhóm động vật thuộc ngành chân khớp (arthropod); giống như một số loài côn trùng và động vật giáp xác khác. Nghĩa là chúng là động vật không xương sống và có bộ xương ngoài (kiểu như một bộ áo giáp khoác bên ngoài).
Nhện thuộc lớp hình nhện (Arachnida). Tất cả các loài nhện chỉ có hai phần cơ thể, phần đầu ngực và phần bụng. Ở nhện, hai vùng cơ thể này kết nối với nhau ở một eo hẹp, được gọi là cuống nhỏ. Phần bụng mềm và không phân đoạn; trong khi đó phần đầu ngực cứng hơn. Tất cả nhện trên thế giới đều có 8 chân, hầu hết có 8 mắt đơn giản; tuy nhiên một số loại nhện có ít mắt hơn hoặc cũng có loài không có mắt.
Không phải tất cả các loài thuộc lớp hình nhện đều là nhện. Nhện thuộc bộ Araneae. Bọ cạp và nhện chân dài thường bị nhầm lẫn với nhện, nhưng chúng thuộc các bộ khác.

Dinh dưỡng & săn mồi loài nhện
Nhện săn nhiều con mồi, nhưng côn trùng là thực đơn chủ yếu của chúng. Nhện sử dụng nhiều chiến thuật để bắt con mồi; trong đó có việc dùng mạng nhện hoặc ném những quả cầu keo vào côn trùng, hoặc cũng có thể bắt chước con mồi để tránh bị phát hiện. Giác quan của nhện rất nhạy bén giúp chúng cảm nhận những rung động di chuyển xung quanh mình.
Nhện chỉ có thể tiêu thụ chất lỏng, vì chúng không có răng để nhai. Chúng sử dụng chelicerae, phần phụ nhọn giống răng nanh ở phía trước đầu ngực; để nắm bắt con mồi và tiêm nọc độc. Nhện tiết ra chất dịch để làm mềm con mồi thành chất lỏng rồi mới ăn.
Hình thức sinh sản

Thói quen giao phối của nhện khá khác so với các loài động vật có vú. Khi một con nhện đực trưởng thành và muốn giao phối; chúng sẽ bắt đầu giăng mạng nhện. Nhện đực sau đó xoa bụng và tiết ra một lượng tinh dịch lên trên mạng nhện này. Chúng dùng hai chân phụ trước của mình nhúng vào phần tinh dịch lúc trước. Hai chân phụ trước có vai trò giữ tinh dịch cho tới khi nhện đực tìm được bạn tình của mình.
Khi con đực tìm thấy một chú nhện cái nào đó; hai giống sẽ có những tín hiệu riêng biệt để nhện đực có thể nhận biết được rằng chúng cùng loài. Khi con cái chấp nhận giao phối; nhện đưc sẽ đưa đôi chân phụ trước của nó vào lỗ mở ở phần dưới của bụng nhện cái. Sau khi chắc chắn tinh dịch đã được đưa vào cơ thể nhện cái; giống đực lúc này sẽ rời đi thật nhanh trước con cái trở nên đói và có thể ăn thịt cả bạn đời của mình.
Nhện cái sẽ bảo vệ tất cả số trứng mà nó đã đẻ ra và sau từ 6 tới 9 tuần; thì những quả trứng sẽ nở ra khoảng 500 cho tới 1000 chú nhện con.