Thế giới bí ẩn của các pharaoh càng được hé lộ khi một trong sáu ngôi đền mặt trời huyền thoại xuất hiện ở thế giới thực, được ca ngợi là phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất của Ai Cập trong nửa thế kỷ qua. Mới đây, các nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm thấy những tàn tích đã 2.400 năm tuổi trong một ngôi đền vĩ đại của Pharaoh. Trong đó có những dòng chữ kỳ lạ được chạm khắc. Mời bạn cùng hanetech đi khám phá thú vị mới tại ngôi đền này nhé.
Mục Lục
Kỳ lạ những dòng chữ xuất hiện trên tàn tích 2.400 năm tuổi trong ngôi đền pharaoh
Khám phá được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia Ai Cập và Đức tại địa điểm khảo cổ Matariya ở Heliopolis. Trong thời cổ đại, Mataraya là một phần của Heliopolis. Thủ đô của Hạ Ai Cập và là một trung tâm tôn giáo lớn. Các khối và mảnh vỡ tìm thấy được làm bằng đá bazan. Được cho là thuộc mặt phía tây và phía bắc của đền thờ Vua Nectanebo I. Nhóm nghiên cứu tin rằng đây cũng là phần mở rộng kết nối khu bảo tồn. Với trục chính của khu vực thờ thần Mặt trời, Amun-Ra.

Ayman Ashmawy, từ Hội đồng Cổ vật Tối cao của Ai Cập. Cho biết các chữ tượng hình ghi trên các khối đề cập đến năm thứ 13 và 14 của triều đại Nectanebo (khoảng 367-366 trước Công nguyên). Ông nói với Ahram Online: “Các khối chưa được hoàn thành và dường như chúng đã bị bỏ hoang. Sau cái chết của Nectanebo I vào năm 363 TCN”. Ông nói thêm rằng những kiến trúc này có lẽ có từ thời Ramesses II (1279-1213), Merenptah (1213-1201 TCN) và Apries (589-570 TCN).
Những phát hiện khác tại ngôi đền pharaoh
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một bức tượng khỉ đầu chó, bệ và một phần của tháp thạch anh. Tất cả đều có từ thời trị vì của pharaoh Osorkon thời Trung Vương quốc (925-890 trước Công nguyên).
Ngoài ra, một ngôi đền thờ thần Shu và nữ thần Tefnut được xây dựng bởi vua Psamtik II. Người trị vì từ năm 595 đến năm 589 trước Công nguyên, cũng đã được khai quật. Phát hiện lâu đời nhất là một chiếc bàn tế của pharaoh Tuthmosis III vào thế kỷ 15 trước Công nguyên.
Vương triều thứ Ba Mươi là triều đại cuối cùng trước khi đế chế Ai Cập. Nằm dưới sự kiểm soát của người Ba Tư cho đến khi bị Alexander Đại đế tiếp quản vào năm 332 trước Công nguyên. Vua Nectanebo đã dành phần lớn thời gian trị vì của mình để chống lại Đế chế Achaemenid từ Ba Tư. Ông từng ra lệnh xây dựng nhiều công trình trên khắp đế chế. Bao gồm một ngôi đền của Isis trên đảo Philae gần Aswan.
Đền Mặt trời 4.500 năm tuổi biến mất ở Ai Cập bất ngờ được phát hiện
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra thứ mà họ tin là một trong những “ngôi đền Mặt trời” từng biến mất của Ai Cập, có niên đại khoảng 4.500 năm.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra những phần còn lại của “ngôi đền Mặt trời”. Bên dưới một ngôi đền khác ở Abu Ghurab, cách Cairo khoảng 17km về phía nam. Ông Massimiliano Nuzzolo, trợ lý giáo sư về Ai Cập học tại Viện Văn hóa Địa Trung Hải và Phương Đông. Của Học viện Khoa học Ba Lan ở Warsaw chia sẻ với CNN.
Năm 1898, các nhà khảo cổ làm việc tại địa điểm này đã phát hiện ra đền thờ Mặt trời thời Nyuserra. Còn được gọi là Neuserre hoặc Nyuserre, vị vua thứ 6 của triều đại thứ 5, người trị vì Ai Cập từ năm 2400 đến 2370 trước Công nguyên.
Giờ đây, họ phát hiện ra rằng, đền thờ Mặt trời này hóa ra được xây dựng phía trên. Một đền thờ Mặt trời khác, từng tồn tại trước thời Nyuserra.
Các phát hiện bao gồm những con dấu khắc tên của các vị vua trị vì trước Nyuserra. Từng được dùng làm nút đậy bình, cũng như chân đế của hai cột đá vôi. Là một phần của cổng vào và một ngưỡng cửa bằng đá vôi.
Ông Nuzzolo cho biết, đền thờ Mặt trời vừa được phát hiện có kích thước rất ấn tượng. Nhưng vua Nyuserra đã phá hủy nó để xây dựng đền thờ Mặt trời của riêng ông.